Mục Lục
Trị mụn là cả một quá trình cần sự kiên trì và quan trọng nhất vẫn là việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc, phù hợp với tình trạng da của mình. Bên cạnh các loại thuốc bôi được kê đơn từ các bác sĩ thì đối với các trường hợp bị mụn nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm thì nên tìm kiếm và áp dụng các công thức từ nguyên liệu thiên nhiên. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên liệu nổi tiếng với công dụng hỗ trợ điều trị mụn như chanh, nghệ, nha đam… Vậy rau má có trị mụn được không?
Rau má có trị mụn được không?
Câu trả lời là CÓ. Rau má là loại rau dễ tìm và có rất nhiều tác dụng tốt cho cả sức khỏe và làn da. Người ta vẫn truyền tai nhau về việc dùng rau má để thanh lọc, đào thải độc tố và làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực làm đẹp, không khó để bắt gặp các sản phẩm kem trị mụn được chiết xuất từ rau má. Sở dĩ rau má có khả năng hỗ trợ điều trị mụn, kháng khuẩn và ngừa viêm cho da đang tổn thương do mụn là bởi trong rau má chứa các thành phần như sau:
Saponin: Tác dụng chữa lành và phục hồi da nhanh chóng. Các vết sẹo do mụn cũng sẽ bị ngăn chặn để làn da sớm lấy lại vẻ mịn màng
Hoạt chất Centella asiatica: loại bỏ vi khuẩn gây mụn, ngừa viêm cho da. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp kích thích tăng sinh collagen để củng cố lại các liên kết tế bào bị đứt gãy do mụn và đẩy nhanh tốc độ tái tạo da
Triterpenoids: Tăng cường sức đề kháng cho da, giảm thiểu nguy cơ hình thành các nốt mụn mới
Không chỉ vậy, rau má còn giàu vitamin A và vitamin C giúp cải thiện sắc tố da, nâng tone da sáng và đều màu hơn. Do đó, không chỉ giúp trị mụn mà rau má còn được dùng để làm mờ vết thâm sau quá trình trị mụn của nhiều chị em.
Cách trị mụn bằng rau má dễ làm tại nhà
1. Uống nước rau má trị mụn
Nước ép rau má là một trong những phương pháp hỗ trợ trị mụn đơn giàn mà ai cũng có thể thực hiện được bởi không cần phải pha chế phức tạp. Thêm vào đó, uống nước rau má sẽ giúp cho bạn trị mụn từ bên trong, tăng cường sức khỏe cho da hơn so với việc tác động từ bên ngoài. Thói quen uống nước rau má sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung các dưỡng chất, các hoạt chất sẽ phân bổ và phát huy tác dụng để làm tình trạng mụn thuyên giảm dần. Ngoài ra, nước rau má còn có công dụng làm mát, giúp đào thải độc tố. Do đó, hãy kết hợp việc uống rau má với các phương pháp trị mụn khác để thấy kết quả tích cực hơn trên da.
Cách làm nước rau má:
Bước 1: Rửa sạch, nhặt lấy phần lá rau má còn tươi và non. Sau đó ngâm vào nước muối khoảng 2 – 3 tiếng
Bước 2: Cho rau má vào xay để lọc lấy nước cốt (nên cho thêm nước lọc vào để dễ xay hơn)
Bước 3: Nước rau má có thể uống trực tiếp hoặc với những người chưa quen thì có thể cho thêm chút đường
2. Đắp mặt nạ rau má và mật ong
Đây là cách làm cho quá trình trị mụn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thêm mật ong vào với rau má sẽ tăng cường các chất kháng khuẩn và ngừa viêm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, da mụn thường bị khô và dễ bong tróc hơn nên mật ong sẽ giúp cấp ẩm một cách an toàn để việc tái tạo tế bào dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Tương tự như cách trên, làm sạch và ngâm rau má với nước muối trong 2 – 3 tiếng
Bước 2: Xay nhuyễn rau má và lọc lấy phần nước cốt. Tiếp theo, cho vào đó 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất và khuấy tan đều
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên da mặt, với vùng da có mụn thì sau khoảng 10 phút sẽ thoa lại một lớp nữa
Bước 4: Sau 15 – 20 phút thì rửa sạch mặt với nước và tiếp tục dưỡng da như bình thường.
3. Mặt nạ rau má và rau diếp cá trị mụn
Rau diếp cá cũng được biết đến với công dụng trị mụn không kém so với rau má. Đặc biệt, rau diếp cá còn có khả năng kháng viêm mạnh hơn nhiều lần so với rau má nên rất phù hợp để chăm sóc da đang bị mụn. Ngoài ra, các chuyên gia còn chỉ ra trong rau diếp cá có chứa hợp chất Quercitrin Isoquercitrin giúp thanh nhiệt, đào thải các chất độc hại bên trong da cũng như làm sạch bã nhờn để da thông thoáng. Do đó, đây là bộ đôi đáng để thử nếu như bạn đang muốn diệt gọn các nốt mụn xấu xí trên mặt mình.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch 100g rau má và 100g rau diếp cá. Tiếp đó, cắt nhỏ và đem xay nhuyễn
Bước 2: Lọc lấy phần nước cốt của hỗn hợp vừa xay
Bước 3: Dùng tay sạch thoa đều nước cốt này lên mặt hoặc thấm vào bông tẩy trang mỏng để lau khắp mặt. Nên tập trung vào vùng da bị mụn
Bước 4: Sau 20 phút thì rửa mặt lại với nước ấm
4. Rau má và chanh tươi trị thâm mụn
Khả năng làm se cồi mụn nhanh chóng của loại mặt nạ kết hợp từ rau má và chanh tươi là không thể phủ nhận. Với các vết mụn mới, hỗn hợp này sẽ làm chúng khô lại nhanh hơn và ngăn chặn chúng phát triển hay lây lan sang các vùng da khác. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh tươi còn giúp làm sáng các vết thâm mụn, giảm viêm và làm sạch da.
Cách thực hiện:
Bước 1: Xay nhuyễn 100g rau má đã rửa sạch, lọc lấy phần nước và vắt vào đó 1 quả chanh tươi
Bước 2: Sau khi trộn đều thì thoa hỗn hợp lên vùng da đang cần trị mụn. Massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc để tăng khả năng hấp thụ của da
Bước 3: Rửa mặt sau 15 phút. Với công thức này, các chị em nên làm từ 1 – 2 lần/ tuần để dưỡng da trắng sáng và sạch mụn.
5. Rửa mặt bằng nước rau má
Nước ép từ rau má có thể dùng để rửa mặt hàng ngày để trị mụn. Phương pháp này sẽ giúp cho các nốt mụn trứng cá, mụn viêm không lây lan sang vùng da lành lặn, đồng thời loại bỏ bã nhờn cùng vi khuẩn tích tụ trên da. Tốt nhất các chị em nên áp dụng làm cách này vào buổi sáng để làm dịu da.
Cách làm nước rau má rửa mặt:
Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá rau má rồi cho vào nồi cùng nước lọc và đun sôi
Bước 2: Để nước rau má nguội hẳn và dùng chúng để rửa mặt. Nếu còn dư, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
Bước 3: Rửa lại với nước ấm để làm sạch daThực hiện đều đặn vào mỗi buổi sáng để cải thiện mụn trứng cá
6. Ngừa sẹo mụn với rau má và muối hạt
Sau khi trị mụn, các chị em thường đau đầu với việc làm mờ thâm và ngăn ngừa hình thành sẹo trên da. Hãy thử ngay công thức ngăn sẹo vô cùng đơn giản từ rau má này để giúp bạn có một làn da mịn màng, đẹp không tì vết.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch 1 nắm rau má tươi, ngâm nước muối khoảng 2 – 3 tiếng để loại bỏ hết tạp chất
Bước 2: Đem rau má giã nát, cho thêm 1 chút muối hạt vào
Bước 3: Dùng hỗn hợp bã rau má đắp lên vùng da bị mụn trứng cá
Bước 4: Sau từ 10 – 15 phút thì rửa mặt. Lưu ý chỉ nên làm từ 1 – 2 lần/ tuần và khi đắp thì cần tránh khu vực da có vết thương hở
Lưu ý khi trị mụn bằng rau má
Mặc dù được đánh giá là cách trị mụn an toàn nhưng nếu muốn làn da được cải thiện ở mức tối đa nhất thì các chị em cần lưu ý một vài điều dưới đây:
- Trước tiên, hãy ghi nhớ rằng phụ nữ đang mang thai hoặc người có tiền sử huyết áp cao, cholesterol cao thì không nên dùng rau má để trị mụn
- Trong quá trình trị mụn, đừng bỏ qua bước sử dụng kem chống nắng mỗi ngày
- Luôn giữ vệ sinh cho da mặt, hạn chế đưa tay lên sờ mặt để giảm thiểu tình trạng mụn
- Không tự ý nặn mụn vì điều này sẽ vô tình làm cho da tổn thương nặng nề và việc trị mụn sẽ khó khăn hơn.
- Với các sản phẩm chăm sóc da, nên ưu tiên các loại có thành phần từ thiên nhiên, kết cấu mỏng nhẹ và êm dịu cho da. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng các loại kem bôi trị mụn lên da mặt
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cùng chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế thức khuya
- Trong quá trình trị mụn bằng rau má hay bất kỳ nguyên liệu thiên nhiên nào khác, nếu gặp tình trạng kích ứng như mẩn ngứa, đỏ rát da thì nên ngưng lại ngay lập tức.
Như vậy, các chị em đã có cho mình câu trả lời rau má có trị mụn được không và làm thế nào để tận dụng nguyên liệu này để làm đẹp một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, tình trạng mụn có thể được cải thiện nhờ rất nhiều các cách thức khác nhau. Nếu như bạn có một làn da mụn nhiều, mụn viêm nặng thì hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm lấy lại vẻ đẹp rạng rỡ với làn da mịn màng và trắng sáng.