Làn da của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi từ sau tuổi 30 và nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Trong đó, da bị nám là tình trạng không ít người gặp phải với nhiều mức độ và loại nám khác nhau. Có 3 loại nám phổ biến nhất là nám chân sâu, nám mảng và nám hỗn hợp, chúng hay xuất hiện ở vùng da mặt, hai bên má, cằm… Việc xác định đúng loại nám sẽ giúp bạn có cách chăm sóc và chữa trị hiệu quả nhất. Dưới đây là cách để phân biệt nám mảng và nám chân sâu mà bạn cần biết để điều trị dễ dàng hơn.
Cách phân biệt nám mảng và nám chân sâu
1. Nám mảng là gì?
Nám mảng được đánh giá là loại nám có tỉ lệ chữa trị thành công cao nhất bởi phần chân nám sẽ nằm ở lớp thượng bì hay còn gọi là tầng ngoài cùng của da. Giống như tên gọi, loại nám này sẽ xuất hiện theo từng mảng và có chân nám nông.
Đặc điểm của nám mảng
- Màu sắc: Có màu nâu nhạt, có thể ngả hơi vàng hoặc đậm màu hơn nếu không được chữa trị sớm
- Vị trí: Xuất hiện nhiều nhất ở hai bên gò má, trán, cằm. Một số người còn bị nám mảng cả ở da cỏ, tay hoặc chân…
- Kích thước: Các mảng nám thường có kích thước từ 2 – 4 cm. Tuy nhiên, chúng có thể lan rộng ra khắp mặt nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời
- Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào
Nguyên nhân gây ra nám mảng
Đây cũng là một yếu tố giúp bạn phân biệt được nám mảng với các loại nám khác. Theo đó, nguyên nhân chính hình thành nám mảng trên da là do các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động lên da như ánh nắng mặt trời, khói bụi. Ngoài ra, nám mảng còn có thể được hình thành bởi tác dụng của thuốc tránh thai làm rối loạn nội tiết tố hoặc dùng mỹ phẩm kém chất lượng làm da mỏng yếu.
Khả năng chữa trị
Theo các chuyên gia, nám mảng được coi là nám nhẹ và dễ để điều trị bởi chân nám nông, nằm ngay ở lớp thượng bì. Các vết nám mảng có thể được làm mờ và cải thiện khi bạn chăm sóc da mặt bằng các nguyên liệu thiên nhiên như nghệ, chanh, mật ong, sữa chua…
2. Nám chân sâu là gì?
Khác với nám mảng, nám chân sâu có phần chân nám ăn sâu vào lớp trung và hạ bì của da, đó là lý do vì sao nám chân sâu là loại nám khó trị và cần nhiều thời gian hơn các loại nám khác. Nám chân sâu sẽ tồn tại trên mặt với các dạng đốm đậm màu, ảnh hưởng lớn tới vấn đề thẩm mỹ.
Đặc điểm nám chân sâu
- Màu sắc: Vết nám màu nâu đậm, có trường hợp sẽ là nâu xám hoặc nâu đen
- Vị trí: Tập trung chủ yếu ở vùng hai bên gò má và cằm. Bên cạnh đó, vùng trán, mũi và cổ cũng có thể bị nám chân sâu
- Kích thước: Nám chân sâu sẽ có kích thước tương đối to và nhìn rõ nét. Vết nám có thể to như đầu que diêm hoặc đầu đũa
- Nám chân sâu xuất hiện riêng lẻ, tách rời nhau, không tập trung thành từng cụm
- Vùng da bị nám chân sâu thường khô hơn
- Vết nám sẽ đậm màu hơn theo thời gian. Đặc biệt là khi thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng hoặc ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử mà không có biện pháp bảo vệ da
Nguyên nhân gây nám chân sâu
Nếu như các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân chủ yếu gây ra nám mảng thì đối với nám chân sâu, các yếu tố bên trong cơ thể mới được coi là nguyên nhân chính. Theo đó, sự rối loạn nội tiết tố và tính di truyền sẽ khiến bạn có thể bị nám chân sâu. Ngoài ra, tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ tác động vào vết nám, làm chúng ngày càng sậm màu và chân nám sâu hơn. Đồng thời, việc sử dụng kem trộn, rượu thuốc cũng sẽ làm tình trạng nám nghiêm trọng hơn.
Khả năng chữa trị
Vì phần chân nám nằm ở lớp dưới cùng của da (hạ bì) nên việc điều trị trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi bạn phải kiên trì cũng như có cách thức phù hợp. Khi bị nám chân sâu, tốt nhất bạn nên nhờ tới sự thăm khám của các bác sĩ chuyên về da liễu để nắm rõ tình trạng da, mức độ nám và có phác đồ trị nám hiệu quả. Thực tế, một số cách trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên có thể sẽ không đem lại tác dụng như bạn mong đợi. Do đó, hãy kết hợp với các loại kem bôi đặc trị hoặc các phương pháp trị nám bằng liệu pháp hiện đại tại các cơ sở thẩm mỹ để thấy làn da có những thay đổi rõ rệt hơn.
Cách chăm sóc và trị nám da mặt
1. Làm sạch sâu cho da
Đây là bước skincare cơ bản và nhất định không được bỏ qua trong các bước chăm sóc da mỗi ngày cũng như trong quá trình điều trị nám. Tẩy trang và sữa rửa mặt là bộ đôi giúp bạn làm sạch sâu từng lỗ chân lông, giúp da thông thoáng. Đối với sữa rửa mặt, nên chọn sản phẩm có độ pH ở mức 5 – 5.5 và có thể chọn loại có thêm thành phần cấp ẩm, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hãy lưu ý thao tác trên da nhẹ nhàng bởi các vết nám rất dễ bị tăng sắc tố nếu như bị kích ứng.
2. Tẩy tế bào chết hóa học
Với những người bị nám thì tẩy da chết hóa học sẽ là lựa chọn tốt hơn so với tẩy da chết vật lý. Bởi lẽ chúng hoạt động nhẹ nhàng và có thể sẽ giúp cải thiện cả kết cấu và màu sắc của làn da. Về bản chất, tẩy tế bào chết hóa học là một dạng lột da nhẹ nhờ làm tổn thương da ở mức độ nhẹ, làm bong lớp da sừng già, tiếp đó sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo da. Do vậy, các sản phẩm tẩy da chết hóa học sẽ phù hợp với những người đang muốn làm mờ thâm mụn, cải thiện sắc tố da bị nám. Lưu ý, khi dùng gel tẩy tế bào chết hóa học thì nên thực hiện trên làn da khô thì sẽ hiệu quả hơn.
3. Duy trì độ ẩm cho da
Dưỡng ẩm giúp duy trì được trạng thái cân bằng của lớp hàng rào tự nhiên bảo vệ da. Qua đó sẽ giúp chống lại các tác hại từ ánh nắng, bụi bẩn hay vi khuẩn ở ngoài môi trường. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên là vùng da bị nám thường khô hơn các khu vực khác nên rất cần được cấp ẩm mỗi ngày. Việc sử dụng các loại kem dưỡng có khả năng giữ ẩm sẽ làm giảm cơ hội các yếu tố gây hại làm tổn thương da.
4. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tia UV bao gồm cả UVA và UVB đều là những yếu tố phổ biến gây ra tình trạng da nám, sạm màu, rối loạn sắc tố. Do vậy, để ngăn ngừa điều đó thì nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là ở khoảng từ 9h sáng đến 16h chiều và dùng các biện pháp bảo vệ da khi phải ra ngoài như kem chống nắng, áo dài tay, mũ nón, kính mát… Không chỉ vậy, nguồn ánh sáng xanh có ở các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi cũng sẽ tấn công và làm sạm da của bạn theo thời gian.
5. Đắp mặt nạ thiên nhiên trị nám
Một vài nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nám rất tốt mà chị em nên tham khảo như chuối, thanh long, sữa chua, mật ong, trà xanh… Nhìn chung đây đều là những nguyên liệu dễ tìm kiếm và an toàn để sử dụng cho da mặt. Hầu hết các loại thực phẩm được dùng để làm mặt nạ dưỡng da, cải thiện nám này thường sẽ mang lại kết quả tốt hơn với các trường hợp mới bị nám, nám mảng hoặc các đốm nâu không đều màu mới xuất hiện.
6. Sử dụng kem trị nám
Việc trị nám là cả một quá trình dài cần sự kiên trì bởi không phải cơ địa của ai cũng sẽ cải thiện được nám da nhanh chóng. Chính vì thế, ngoài các cách chăm sóc và trị nám cơ bản từ thiên nhiên thì các chị em nên cân nhắc sử dụng các loại kem bôi đặc trị. Để biết làn da mình đang cần những thành phần nào để trị nám thì nên nhờ tới sự thăm khám của các bác sĩ. Kem trị nám sẽ tác động vào sâu chân nám để ức chế hình thành sắc tố, kiểm soát các vết nám phát triển, dần dần sẽ thay thế các mảng nám bằng lớp da mới sáng màu và khỏe mạnh hơn.
7. Trị nám hiệu quả với liệu pháp Melasma
Với nám chân sâu, nếu chỉ mong chờ kết quả từ các sản phẩm bôi ngoài da thì thời gian sẽ kéo dài rất lâu và không phải ai cũng tìm được sản phẩm phù hợp với da để phát huy tác dụng trị nám. Lời khuyên dành cho những người bị nám chân sâu, nám lâu năm khó chữa đó là sử dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháp cao. Theo đó, liệu pháp trị nám ưu việt Melasma đang được đánh giá là liệu pháp hàng đầu đem lại hiệu quả nhanh chóng cho việc cải thiện vùng da nám kém sắc. Đặc biệt, đây là kỹ thuật không xâm lấn nên rất an toàn khi thực hiện. Các chuyên gia sẽ đưa tinh chất trị nám vào sâu trong da để đánh bật gốc nám, đồng thời kích thích tái tạo da khỏe. Dựa vào đánh giá từ nhiều khách hàng, sau 1 liệu trình, các vết nám đã được làm mờ và loại bỏ đến 90%.
Như vậy, chắc hẳn các chị em đã biết cách phân biệt nám mảng và nám chân sâu để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nám da tuy không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhưng lại làm cho nhan sắc giảm đi đáng kể, khiến nhiều người mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày.