5 Nguyên nhân bị mụn ẩn đỏ trên trán và cách chữa trị tại nhà

Mụn có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên gương mặt, tuy nhiên trán là một trong những vùng dễ bị nổi mụn nhất bởi nó thuộc vùng chữ T. Nếu như hai bên má thường bị mụn trứng cá, mụn bọc sưng viêm thì trên trán lại thường hay bị mụn ẩn. Tình trạng mụn ẩn đỏ trên trán cần phải được chữa trị nhanh chóng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn phản ánh vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân hình thành mụn ẩn đỏ trên trán

1. Rối loạn hormone 

Nếu như bên trong cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng, rối loạn các hormone sẽ tạo điều kiện để các loại mụn phát triển, trong đó có cả mụn ẩn đỏ. Đối với phụ nữ ở những giai đoạn nhạy cảm như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh sẽ làm cho lượng hormone thay đổi, từ đó tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ và làm bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn.

Mụn ẩn đỏ trên trán hình thành do sự thay đổi nội tiết tố
Mụn ẩn đỏ trên trán hình thành do sự thay đổi nội tiết tố

2. Do loại da

Làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu sẽ rất dễ nổi mụn, đặc biệt ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm). Khi lượng dầu tiết ra quá nhiều sẽ làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các bụi bẩn cùng bã nhờn không thoát được ra bên ngoài sẽ tích tụ lại thành nhân mụn. Chính vì thế, bạn sẽ nhận thấy những người bị mụn thường xuyên, khó trị dứt điểm thường thuộc loại da này.

Da dầu dễ nổi mụn do lỗ chân lông bị bít tắc
Da dầu dễ nổi mụn do lỗ chân lông bị bít tắc

3. Vệ sinh da mặt chưa sạch

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn ở mặt. Nhiều người có thói quen chỉ rửa mặt bằng nước hoặc chỉ dùng sữa rửa mặt để làm sạch da mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để bạn loại bỏ hết bụi bẩn, tế bào chết hay cặn mỹ phẩm. Vì thế, hãy tập thói quen dùng nước tẩy trang trước, sau đó mới đến bước sữa rửa mặt, ngoài ra nên tẩy da chết 2 – 3 lần/ tuần. Đối với da mụn, lời khuyên là nên chọn tẩy da chết hóa học để tránh những chà xát mạnh gây tổn thương da.

4. Dị ứng với các sản phẩm dành cho tóc

Khá nhiều người bị mụn trán ở vùng tiếp xúc với đường chân tóc thì nguyên nhân có thể đến từ các sản phẩm hóa chất như thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn hay tẩy tóc… Trong quá trình làm đẹp, nếu để chúng dính lên da vùng trán mà không được xử lý sạch sẽ thì rất dễ hình thành mụn.

5. Thói quen hàng ngày

Một vài thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể khiến cho vùng trán nổi mụn đỏ như:

  • Tóc mái: Phần tóc mái dính vào trán sẽ gián tiếp đem vi khuẩn bám vào da và gây mụn
  • Đội mũ: Những người có thói quen đội mũ hoặc việc đội mũ bảo hiểm hàng ngày cũng là lý do mụn trán xuất hiện khi các vật dụng này không được vệ sinh sạch sẽ
  • Trang điểm: Thường xuyên trang điểm khiến cho làn da bí bách, đồng thời việc tẩy trang khoogn kĩ sẽ khiến nguy cơ nổi mụn cao hơn

Mụn sưng đỏ ở trán cảnh báo bệnh gì?

Như đã nói, việc nổi mụn không chỉ liên quan tới vấn đề thẩm mỹ mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe, tùy vào từng vùng da. Theo Face Mapping (bản đồ trị mụn) thì mụn nổi ở trán với biểu hiện đỏ, ẩn sâu dưới da có thể liên quan tới bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc về gan. Theo đó, khi tình trạng bệnh thuyên giảm thì mụn cũng sẽ dần hết.

  • Bệnh về gan: Vốn dĩ chức năng của gan là đào thải độc tố. Do đó, khi chức năng gan suy yếu thì các độc tố sẽ có cơ hội tích tụ lại bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Khi cơ quan tiêu hóa gặp vấn đề sẽ làm giảm khả năng bài tiết chất độc, khiến mụn đỏ nổi trên trán
Nổi mụn đỏ trên trán có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý về đường tiêu hóa
Nổi mụn đỏ trên trán có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý về đường tiêu hóa

Cách trị mụn ẩn đỏ trên trán tại nhà

1. Đắp mặt nạ đất sét

Đất sét rất phù hợp để trị mụn ẩn đỏ dành cho da dầu bởi khả năng kiểm soát dầu nhờn rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, các loại khoáng chất như canxi, magie, silica, sắt… có trong đất sét sẽ hấp thụ luôn cả vi khuẩn gây mụn. Do vậy, nguyên liệu này vừa giúp trị mụn lại vừa có khả năng ngăn ngừa mụn phát triển và lan rộng trên trán hoặc các vùng da khác.

Cách thực hiện:

Bước 1 Trộn 3 thìa đất sét trắng với 5 thìa nước lọc để có hỗn hợp dạng sệt

Bước 2: Thoa một lớp mỏng lên vùng da mụn và cả vùng chữ T trên mặt và để khô tự nhiên

Bước 3: Sau khoảng 10 – 12 phút, rửa mặt lại với nước ấm. Nên làm từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện da

Đắp mặt nạ đất sét để trị mụn ẩn đỏ
Đắp mặt nạ đất sét để trị mụn ẩn đỏ

2. Đắp mặt nạ từ mật ong và nghệ

Bộ đôi mật ong và nghệ đem lại tác dụng kháng khuẩn rất tốt cho da mụn, ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm và làm mờ thâm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Trộn đều mật ong và bột nghệ theo tỉ lệ 2:2

Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên vùng trán có các nốt mụn ẩn đỏ và thư giãn trong 10 phút

Bước 3: Cuối cùng, rửa mặt sạch bằng nước ấm. Công thức này có thể đắp cho toàn bộ da mặt để làm đẹp, giúp da căng mịn

Mặt nạ nghệ kết hợp mật ong nguyên chất trị mụn
Mặt nạ nghệ kết hợp mật ong nguyên chất trị mụn

3. Mặt nạ tinh dầu oải hương

Dùng tinh dầu oải hương để làm đẹp vừa đem lại cảm giác thư giãn lại vừa có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời làm dịu các vùng da bị nổi mụn sưng đỏ. Tuy nhiên, có một lưu ý khi dùng các loại tinh dầu để trị mụn thì nên rửa sạch kỹ càng sau đó để tránh gây bí da, làm cho tình trạng mụn ẩn nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa mặt bằng nước ấm để kích thích lỗ chân lông giãn nở ra

Bước 2: Thấm vài giọt tinh dầu oải hương vào bông tẩy trang và lau nhẹ nhàng lên vùng mụn

Bước 3: Để dưỡng chất thẩm thấu và phát huy tác dụng trong khoảng 15 – 20 phút. Cuối cùng rửa mặt thật sạch bằng nước mát cho đến khi thấy hết nhờn. Nên thực hiện 3 lần/ tuần.

Tinh dầu hoa oải hương giúp chống oxy hóa cho da mụn
Tinh dầu hoa oải hương giúp chống oxy hóa cho da mụn

4. Giảm mụn nhờ thay đổi chế độ ăn uống

Theo các chuyên gia, làn da đang bị ảnh hưởng bởi các nốt mụn sưng đỏ, mụn ẩn vùng trán thì nên ưu tiên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để da khỏe mạnh và tăng cường hiệu quả trị mụn của các phương pháp làm đẹp khác:

  • Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các vấn đề về nhiễm khuẩn
  • Vitamin E: Chống oxy hóa, cân bằng sắc tố da để giảm thâm mụn
  • Collagen: Đây là thành phần quan trọng, đóng góp phần lớn việc hình thành cấu trúc da nên việc bổ sung collagen là rất cần thiết giúp cấp ẩm và hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, cơ thể được duy trì lượng collagen đầy đủ sẽ giúp cho bề mặt da mịn màng, dầu thừa được kiểm soát tốt hơn.
  • Kẽm: Hỗ trợ quá trình đẩy mụn ẩn hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình trị mụn
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình trị mụn

Có thể nói, mụn ẩn đỏ trên trán là tình trạng hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như bạn hiểu rõ về làn da của mình cũng như áp dụng được phương pháp trị mụn phù hợp. Hi vọng với những thông tin hữu ích từ DuocsiHanh bạn sẽ sớm trị mụn thành công và sở hữu làn da mịn màng như mong đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.