7 Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà và những thành phần nên tránh

Quá trình mang thai khiến cho cơ thể và làn da của nữ giới có nhiều thay đổi. Đối với da mặt, một vài vấn đề thường gặp nhất chính là nổi mụn, da sạm đen, lượng bã nhờn và dầu thừa tiết ra quá mức… Mặc dù vậy, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm rằng phụ nữ mang thai thì không cần làm đẹp, không cần chăm sóc da. Điều này sẽ làm cho da của bạn xuống cấp trầm trọng và rất khó phục hồi sau khi sinh. Vì thế, hãy lựa chọn phương pháp dưỡng da phù hợp và an toàn cho cả mẹ và bé trong thời kỳ nhạy cảm này. Dưới đây là các cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà với các bước đơn giản để chị em có vẻ ngoài tự tin trong những tháng thai kỳ của mình.

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà

Việc chăm sóc da mặt khi mang thai sẽ bao gồm những bước rất cơ bản nhưng hiệu quả duy trì làn da ẩm mịn, căng khỏe lại rất tốt.

1. Làm sạch mặt ít nhất 2 lần/ ngày

Đây là bước quan trọng nhất khi chăm sóc da. Đối với bà bầu nên rửa mặt sạch tối thiểu là 2 lần/ ngày để giúp cho lỗ chân lông luôn sạch sẽ, thông thoáng, ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và bụi bẩn gây mụn.

Đối với da dầu: Các mẹ bầu nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, hữu cơ. Đặc biệt nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo nhiều bọt vì có thể làm tăng tiết dầu và các dạng hạt vì chúng cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng da, mẩn đỏ và hình thành mụn.

Đối với da khô: Các chị em nên dùng thêm toner hay còn gọi là nước cân bằng da sau khi rửa mặt để làm sạch sâu, đồng thời tăng cường độ ẩm cho da, ngăn ngừa lão hóa.

Rửa mặt tối thiểu 2 lần/ ngày
Rửa mặt tối thiểu 2 lần/ ngày     

2. Dưỡng da bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Về cơ bản, các bước chăm sóc da mặt của bà bầu không quá phức tạp và thường được tối giản bằng các bước dễ làm và tốn ít thời gian nhất. Trong đó, để giữ cho da luôn đủ độ ẩm, căng mịn và sáng đều màu thì đắp mặt nạ chính là một bí quyết. Tuy nhiên, lời khuyên cho các chị em đang mang thai là nên lựa chọn các loại mặt nạ có thành phần từ thiên nhiên, lành tính để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Đối với da dầu: Loại mặt nạ phù hợp sẽ bao gồm các nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, loại bỏ bã nhờn tốt như mặt nạ nghệ mật ong, sữa chua…

Đối với da khô: Các nguyên liệu có tác dụng cấp ẩm là gợi ý cho bạn: dưa leo, nha đam (lô hội), dầu dừa, mật ong…

Đối với da nhạy cảm: Nên chọn mặt nạ có nguyên liệu lành tính như lòng đỏ trứng gà, dưa leo, mật ong…

Phụ nữ mang bầu nên đắp mặt nạ từ thiên nhiên
Phụ nữ mang bầu nên đắp mặt nạ từ thiên nhiên

3. Lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp

Theo một vài nghiên cứu, các sản phẩm chị em dùng thường ngày như phấn, kem dưỡng trắng, các loại kem đặc trị như trị nám, tàn nhang, trị mụn… có thể chứa nhiều thành phần hóa học không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, trước khi dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào trong thời gian mang bầu, bạn cũng cần phải tìm hiểu và kiểm tra kĩ về thành phần cũng như tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có quyết định phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn là một gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Bà bầu nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính
Bà bầu nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính

4. Tập thói quen uống chanh mật ong vào mỗi sáng

Nếu bạn tập được thói quen pha chanh, mật ong và nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng thì sẽ nhận về vô vàn những lợi ích chó sức khỏe như:

  • Tăng sức đề kháng
  • Làm đẹp da, cải thiện thâm sạm, nám
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Tiếp năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi

Đối với các mẹ bỉm, nên giảm lượng chanh tươi uống buổi sáng xuống còn 1/2 quả và nên ghi nhớ pha với nước ấm để không hại dạ dày.

Uống chanh mật ong mỗi sáng giúp làm đẹp da
Uống chanh mật ong mỗi sáng giúp làm đẹp da

5. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Một trong những cách để các chị em khi mang thai vẫn giữ được làn da tươi tắn, căng mọng đó là quan tâm tới chế độ dinh dưỡng chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày. Đây cũng là cách để ngăn ngừa việc hình thành các vết nám, tàn nhang cũng như tăng đề kháng cho da tránh nổi mụn nhiều. Theo đó, một số loại vitamin và dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình mang bầu được kể đến bao gồm:

  • Vitamin A: Giúp bảo vệ da khỏi các tác hại từ tia cực tím và có nhiều trong các loại rau củ quả
  • Vitamin C: Da khỏe, săn chắc, kích thích làm sáng và đều màu da. Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau xanh
  • Vitamin E: Tăng khả năng phục hồi, giảm viêm da, mụn trứng cá và có nhiều trong rau, củ
  • Chất đạm: Khi vào cơ thể, chất đạm sẽ được chuyển hóa thành các axit amin và làm bong tróc lớp da đã cũ, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào và mô để da khỏe, chống lại tia UV. Chất đạm có nhiều trong thịt, sữa, trứng…
  • Chất béo lành mạnh: Tạo độ ẩm giúp da săn chắc hơn và chúng có nhiều trong các loại hạt, cá, bơ…
  • Kẽm: Dưỡng ẩm cho da, giữ ổn định cho tế bào và có nhều trong thịt động vật, trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
Các mẹ bỉm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể và làn da khỏe mạnh
Các mẹ bỉm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể và làn da khỏe mạnh

6. Đảm bảo ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần thoải mái

Bên cạnh việc chăm sóc da bằng các phương pháp như ăn đủ chất, làm sạch da, đắp mặt nạ hay dùng các loại kem dưỡng thì đừng quên một yếu tố rất quan trọng đó là ngủ đủ giấc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng và thời gian ngủ mỗi ngày sẽ có tác động không nhỏ đến sự thay đổi của làn da. Khi ngủ, làn da của chúng ta sẽ được nghỉ ngơi, tăng cường lưu thông máu và kích thích tái tạo collagen cho da trắng mịn hơn.

Không chỉ vậy, tác hại của việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các mẹ bầu. Khi đó, hormone căng thẳng và cortisol tăng lên, điều này khiến da tiết nhiều bã nhờn, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây mụn, viêm da. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến da khô sạm, mất nước và dễ hình thành nếp nhăn hơn thông thường.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với làn da của mẹ bầu
Giấc ngủ rất quan trọng đối với làn da của mẹ bầu

7. Hạn chế các thực phẩm gây hại

Không chỉ trong quá trình mang bầu mà các chị em phụ nữ muốn duy trì nét tươi trẻ của mình thì cũng nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làn da. Trong số đó, nổi bật nhất là các loại đồ uống có ga, nước ngọt, bia, rượu… Trong các sản phẩm này thường chứa nhiều thành phần hóa học, chất bảo quản, chất kích thích làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và làn da của bà bầu. Thay vào đó, khi đang mang bầu, các chị em nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây tươi
Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây tươi

Những thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh

Mang thai là quá trình nhạy cảm của phụ nữ. Do đó, khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tránh xa các thành phần dưới đây:

1. Benzoyl Peroxide

Đây là thành phần thường gặp trong các sản phẩm trị mụn không kê đơn. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý và tránh sử dụng bởi chúng có thể là nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi. Khi nội tiết tố thay đổi do mang bầu, các chị em nên tìm kiếm các phương pháp trị mụn từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn và độ lành tính cho da.

Benzoyl Peroxide thường có trong các sản phẩm trị mụn
Benzoyl Peroxide thường có trong các sản phẩm trị mụn

2. Chất tạo mùi 

Trong nhóm mỹ phẩm có hương thơm, nước hoa là sản phẩm bà bầu nên tránh sử dụng. Một số loại nước hoa sẽ có chứa paraben, dẫn xuất của benzen, aldehyde… nếu tiếp xúc với da có thể làm vùng da đó mẩn đỏ, thậm chí là kích ứng. Do đó, để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi thì mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này.

3. BPA

BPA là một chất có vai trò làm nền trong các loại mỹ phẩm dạng kem và được gọi là chất dẻo không định hình. BPA có thể tác động tới nội tiết tố của chị em phụ nữ dù chỉ dùng bôi ngoài da. Thêm vào đó, có ý kiến còn cho rằng BPA có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, bệnh tim… Với thai nhi, BPA sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề phát triển thể chất và gây ra rối loạn hành vi.

4. Hydroquinone

Hydroquinone là chất dùng để làm sáng da, cải thiện các đốm đồi mồi, nám, tàn nhang nhưng sẽ an toàn nhất khi bạn sử dụng sau quá trình mang thai để khắc phục những khuyết điểm này. Bởi lẽ, theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho rằng Hydroquinone cũng có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì thế, khi làm đẹp trong giai đoạn mang bầu, các chị em nên cân nhắc thật kỹ trước khi dùng.

Nên dùng Hydroquinone để dưỡng sáng da sau quá trình mang thai
Nên dùng Hydroquinone để dưỡng sáng da sau quá trình mang thai

5. Formaldehyde

Formaldehyde thường xuất hiện trong các loại thuốc duỗi tóc hay sơn móng tay và hóa chất này được chứng minh có liên quan tới một vài bệnh ung thư cùng các vấn đề khác về thần kinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao phụ nữ mang bầu thường được khuyên là không nên sơn móng chân, móng tay và sử dụng hóa chất để làm tóc.

6. Parabens 

Đây là một thành phần bảo quản được tìm thấy nhiều trong mỹ phẩm như kem nền, gel tạo kiểu tóc, nước tẩy trang… Trước đây, đã có những nghiên cứu chỉ ra parabens có thể làm tăng khả năng mới ung thư vú và ảnh hưởng tới việc sinh sản. Hiện nay, rất nhiều sản phẩm dưỡng da đã loại bỏ parabens trong thành phần của mình để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Parabens là thành phần bảo quản không tốt cho phụ nữ mang thai
Parabens là thành phần bảo quản không tốt cho phụ nữ mang thai

7. Retinoids

Với phái đẹp, retinoids không còn là thành phần xa lạ, nhất là với những ai đã từng điều trị mụn. Không chỉ vậy, retinoids còn giúp chống lão hóa nếu như được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, với mẹ bầu, việc dùng retinoids trên da có thể sẽ tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh của con. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinoids trong thời kỳ này.

8. Kem chống nắng hóa học

Trong các loại kem chống nắng hóa học thường chứa các thành phần như Avobenzone, Homosalate, Octisalate, Octocrylene, Oybenzone, Oxtinoxate, Menthyl anthranilate và Oxtocrylene… Đây đều là những thành phần mà bà bầu cần tránh. Do vậy, để đảm bảo vừa có thể bảo vệ da hiệu quả lại vừa không ảnh hưởng tới việc mang thai, các mẹ bỉm nên chuyển sang dùng các loại kem chống nắng vật lý có chứa: oxit kẽm, titanium dioxide.

So sánh cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý và hóa học
So sánh cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý và hóa học

9. Axit thioglycolic

Các loại kem tẩy lông sẽ thường có Axit thioglycolic và đôi khi sẽ được ghi bằng các tên như Acetyl mercaptan, Mercaptoacetate, Mercaptoacetic acid và Thiovanic acid. Mặc dù chưa có chứng minh về ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu nhưng chúng lại là những thành phần bị giới hạn nồng độ trong các sản phẩm. Do đó, chị em phụ nữ đang mang thai cũng nên tránh xa thành phần này.

10. Diazolidinyl Urê 

Diazolidinyl Urê là thành phần bà bầu cần tránh vì chúng có thể giải phóng ra Formaldehyde sẽ gây hại cho thai nhi. Diazolidinyl Urê thường có trong các loại mascara.

Như vậy, có thể thấy cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà là các bước rất đơn giản và tốn rất ít thời gian nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng để duy trì vẻ đẹp rạng ngời của mình trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm cũng cần trang bị các kiến thức liên quan đến các thành phần dưỡng da để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Hi vọng với những thông tin hữu ích kể trên, các chị em sẽ vừa sở hữu một làn da căng mịn vừa đảm bảo phát triển một thai kỳ thật khỏe mạnh.